CHIA SẺ

Thursday, March 28, 2019

PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH CHO CÂY DỪA XIÊM DÂY

Sự phá hại của sâu, bệnh và động vật là một trong những yếu tố chính làm giảm năng suất của Cây Dừa ở Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) cũng như ở các nước trồng Dừa trên thế giới. Theo nghiên cứu, người ta tìm thấy có trên 150 loài sâu bệnh gây hại các bộ phận khác nhau trên Cây Dừa như thân, lá, hoa, trái. Tuy nhiên, trong số này chỉ có một số loài sâu bệnh gây hại phổ biến có thể làm chết Cây Dừa Xiêm Dây.


Phòng trừ sâu bệnh cho Cây Dừa Xiêm Dây

Cách phòng sâu bệnh gây hại Cây Dừa Xiêm Dây

Để phòng sâu bệnh hại Cây Dừa Xiêm Dây, Bạn cần thường xuyên kiểm tra Vườn Dừa, đặc biệt là Vườn Dừa lúc mới trồng cần cung cấp đủ nước và có chế độ dinh dưỡng hợp lý.

Định kỳ Bạn cần xới xáo đất trồng, làm sạch cỏ để giúp đất thông thoáng nhất là vào mùa mưa. Ngoài ra, Bạn cần cắt bỏ những phần rễ chết để tạo sự thông thoáng cho cây. Lưu ý một số loại cỏ dại có thể làm ảnh hưởng đến cây vì chúng có thể đâm thủng các rễ Dừa khiến rễ bị thối và chết.


Cách phòng sâu bệnh gây hại Cây Dừa Xiêm Dây

Cách diệt trừ một số loài sâu bệnh phổ biến trên Cây Dừa Xiêm Dây

Bọ Dừa: Chúng tấn công vào bề mặt lá non và ăn lá Dừa khiến lá bị héo và mất khả năng quang hợp. Cây không quang hợp được nên ảnh hưởng lớn đến năng suất.

Biện pháp phòng trừ: Bạn cần chăm sóc tốt Cây Dừa giúp rút ngắn thời gian cây phát triển lá ngọn khiến Bọ Dừa không có nơi đẻ trứng, thường xuyên cắt bỏ những lá bị bọ cánh cứng tấn công. Nếu phát hiện thấy Bọ Dừa trên cây Bạn cần sử dụng thuốc Ambush phun 4 tuần 1 lần cho cây cho đến khi hết bọ tấn công.

Đuông Dừa: Chúng chủ yếu tấn công các đọt non khi đọt bị phá hủy thì lúc đó Cây Dừa có thể đã yếu dần và chết. Chúng còn tấn công cả gốc và bên trong thân cây. Chúng xâm nhập và đẻ trứng ở những nơi đã xâm nhập, ấu trùng mới nở sẽ tấn công vào thân và đỉnh sinh trưởng của Cây Dừa khiến cây bị khô héo và chết dần.

Biện pháp phòng trừ: Với Đuông Dừa, Bạn cần phát hiện sớm và phải xác định đúng vị trí sâu tấn công. Tiếp đó Bạn khoan 1 hoặc 2 lỗ nhỏ và thân nơi Đuông trú ẩn và bơm vào mỗi điểm một số loại thuốc trừ sâu như Basudin vào bên trong. Tiếp đến Bạn bịt kín lại để 3 ngày rồi kiểm tra lại. Nếu thấy thân Dừa vẫn còn tiếng lạo xạo thì tiếp tục phun lần 2 cho đến khi nào Đuông chết thì thôi. Ngoài ra Bạn cũng cần bảo vệ thân cây bằng cách sử dụng bột than để bịt kín các vết nứt trên thân và kiểm soát diệt trừ Kiến Vương không cho Đuông có dịp đẻ trứng.


Cách diệt trừ một số loài sâu bệnh phổ biến trên Cây Dừa Xiêm Dây

Sâu Nái: Thường tấn công chủ yếu vào lá già khiến cây quang hợp kém đi, nặng hơn chúng sẽ ăn hết phiến lá chỉ để lại gân lá khiến lá rụng hoặc khô héo, sẽ giảm năng suất Cây Dừa Xiêm Dây.

Biện pháp phòng trừ: Bạn có thể sử dụng côn trùng ký sinh như Ruồi hoặc Ong Bắp Cầy để giúp giảm thiểu sự phát triển của ấu trùng Sâu Nái. Bạn vun xới đất xung quanh gốc cây định kỳ để tiêu diệt kén của Sâu Nái. Nếu Sâu Nái nhiều Bạn cần phun thuốc diệt trừ như Azodin theo liều lượng nhà sản xuất hướng dẫn.

Bệnh Đạo Ôn: Nguyên nhân là do Lá Dừa bị nấm tấn công. Bệnh xuất hiện trên các Lá Dừa ở mọi vị trí (không kể non già) sau đó lan dần ra làm giảm đáng kể diện tích lá và làm hư lá. Cây bị bệnh sẽ còi cọc chậm phát triển và dễ bị các đối tượng khác gây bệnh thêm.

Biện pháp phòng trừ: Bà con dùng các loại thuốc trị nấm như Ridomil God liều 3g/lit phun ướt cả lá và thân. Với những vườn trồng đại trà Bà con nên phun định kỳ 3-4 tuần/lần với các loại thuốc luân phiên nhau như Benlate C, Topsin M liều 2g/lit. Với vườn cây non bị bệnh, sau khi phun thuốc xong (phun lần đầu) Bà con nên bón bổ sung phân Canxi Nitrate liều 15-20g/gốc để tăng sức đề kháng cho cây, giúp cây vượt qua giai đoạn bệnh.